Hướng dẫn chi tiết thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà

15/09/2022

Hướng dẫn chi tiết thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà

Đối với những người cần xây nhà trong năm mà không hợp tuổi thì lựa chọn mượn tuổi làm nhà được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, khi xây nhà xong làm thế nào để về nhà mới bằng tuổi của gia chủ là điều mà nhiều người không biết. Hôm nay, Chuyển Nhà Kiến Vàng sẽ hướng dẫn cho bạn các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi để mang lại nhiều tài lộc cho ngôi nhà.

Tại sao lại phải mượn tuổi làm nhà?

Theo quan niệm dân gian, xây nhà việc một việc rất quan trọng của đời người, việc này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm ăn, sức khỏe, sự hòa thuận của gia đình chủ nhà. 

Trước khi xây nhà, gia chủ cần phải tìm đến các thầy phòng thuỷ nhờ xem ngày giờ làm nhà cũng như tuổi của mình hợp có hợp làm nhà trong năm đó hay không. Tuy nhiên, trong phong thuỷ có một quan niệm rằng những người có mệnh trạch phạm vào các tuổi Kim lâu,..thì không nên xây nhà. Có những người cần phải đợi rất lâu mới có thể xây nhà cho hợp tuổi.

Có rất nhiều lý do làm gia chủ phải mượn tuổi làm nhà

Có rất nhiều lý do làm gia chủ phải mượn tuổi làm nhà

Giải pháp tốt nhất để gia chủ vừa không phạm kim lâu vừa không có thể xây nhà chính là mượn tuổi xây nhà, mua nhà để mọi việc diễn ra thuận lợi.

Hoặc cũng có một lý do nữa cần phải mượn tuổi làm nhà chính là chủ nhà là nữ, không có đàn ông nên cần phải mượn tuổi nam giới để làm.

Có rất nhiều lý do mà thủ tục mượn tuổi khi về nhà mới được lựa chọn và 2 lý do trên là phổ biến nhất.

Lưu ý: Phương pháp mượn tuổi chỉ nên sử dụng cho những người muốn xây nhà mới hoặc mua nhà. Nếu bạn chỉ sửa nhà lại trên công trình đã có sẵn thì chỉ cần xem ngày đẹp để bắt đầu khởi công là được. Nếu không chọn được ngày đẹp thì có thể chuyển sang ngày khác mà không cần phải mượn tuổi làm gì.

Xem ngay: Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà nên tránh

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi cần những gì?

Sau khi quá trình mượn tuổi đã thoả thuận xong. Người cho mượn tuổi sẽ là người đứng ra thực hiện các nghi thức khi động thổ hoặc nhập trạch, người mượn sẽ không được đến gần. Khi quá trình xây nhà/mua đã xong, gia chủ cần xem ngày đẹp để chuyển về nhà mới và làm thủ tục chuộc nhà từ người cho mượn.

Thủ tục mượn tuổi làm nhà

Thủ tục mượn tuổi làm nhà

Đối với những người mới mượn tuổi lần đầu hoặc chưa có kiến thức thì các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà sẽ ít nhiều khó khăn. Đừng lo lắng khi nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm chi tiết nhất.

Bước 1: Gia chủ (chủ nhà) sẽ viết một tờ giấy bán đất mang tính chất tượng trưng.

Bước 2: Khi thực hiện lễ động thổ, người cho mượn tuổi sẽ đứng ra khấn vái Thần linh và thực hiện các công việc động thổ (cuốc đất 5-7 nhát ở hướng đẹp, bỏ viên gạch/đá xuống đất rồi lấp lại). 
Lưu ý khi thực hiện nghi thức động thổ, gia chủ cần tránh đi chỗ khác cho đến khi thực hiện xong. 

Bước 3: Khi làm mái, người cho mượn tuổi cũng đứng ra thực hiện các nghi thức khấn vái thay cho gia chủ.

Bước 4: Sau khi căn nhà đã được xây hoặc mua xong, người cho mượn tuổi sẽ bán lại nhà cho gia chủ với mức giá tượng trưng cao hơn giá ghi trong giấy bán đất.

Bước 5: Gia chủ làm lễ nhập trạch nhà mới

Xem ngay: Có nên thắp hương khi về nhà mới không? Về nhà mới cần làm những gì?

Lễ nhập trạch về nhà mới cần làm những gì?

-Trước hết,gia chủ cần phải chọn được ngày nhập trạch trong khoảng thời gian đẹp nhất mang nhiều may mắn khi lên nhà mới. 

-Nếu gia đình có đầy đủ các thành viên trong nhà thì sẽ tiến hành thủ tục như sau: Vợ gia chủ bước vào nhà đầu tiên, tay mang theo một cái gương trong sao cho mặt gương hướng vào trong nhà. Tiếp theo là gia chủ, tay bưng bát nhang thờ tổ tiên bước vào nhà. Các con cái từ lớn đến nhỏ lần lượt đem bếp lửa, chăn nệm, gạo, nước vào nhà.

-Nếu gia đình vắng người đàn ông thì người phụ nữ sẽ có vai trò phát triển, gìn giữ mái ấm gia đình. Vì thế, người phụ  nữ sẽ bưng bát nhang thờ tổ tiên vào trước, con cái lần lượt mang theo bếp lửa, gạo, nước vào nhà.

-Tất cả các thành viên không được đi tay không vào nhà, những người tuổi Dần hoặc đang bầu không nên phụ dọn dẹp nhà mới.

-Sau khi chuyển hết các đồ đạc vào nhà, gia chủ bắt đầu làm lễ dâng hương lên tổ tiên, thần linh để xin phép chuyển về nhà mới,

-Đến giờ đẹp đã chọn, gia chủ sẽ tự tay mình cầm tiền bạc, tài sản quý giá để cất vào tủ trong nhà.

Mâm lễ cúng nhập trạch

Mâm lễ cúng nhập trạch

Xem ngay: Hướng dẫn cách xác định hướng nhà theo tuổi hợp phong thuỷ nhất?

Lưu ý thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi

Để tránh không gặp phải những điều không may mắn, gia chủ cần lưu ý một số điều khi mượn tuổi làm nhà.
- Đầu tiên phải tìm hiểu thật kỹ người cho mượn tuổi: người được chọn là nam, khỏe mạnh, có vai vế trong dòng họ, là người thân quen.
- Gia đình người cho mượn tuổi phải không có tang, không gặp bất hoà không có tuổi phạm phải các yếu tố Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.
- Chỉ mượn tuổi để xây nhà hoặc mua nhà mới. Không được mượn để sửa nhà.
- Sau khi hoàn tất thủ tục mượn tuổi xây nhà, gia chủ cần đi xem ngày nhập trạch và tiến hành làm thủ tục chuộc nhà.
- Người mượn tuổi không được cho hai người mượn tuổi cùng một lúc.

Một số lưu ý khi mượn tuổi làm nhà

Một số lưu ý khi mượn tuổi làm nhà

Hy vọng rằng các thông tin thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà ở trên sẽ giúp được bạn trong thời gian sắp tới. Hãy truy cập ngay vào Chuyển Nhà Kiến Vàng để biết thêm các thông tin về nhà cửa hữu ích nhất nhé!
Chuyển Nhà Kiến Vàng - Dịch vụ chuyển nhà, chuyển văn phòng trọn gói giá rẻ
 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0943695379
0973469996
0973469996
zalo